Sản xuất công nghiệp là sự làm việc và vận hành của rất nhiều những bộ máy và hệ thống khác nhau. Trong đó, hệ thống hiển thị công nghiệp cũng là một bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy, bạn đã biết về nó hay chưa? Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu về tất cả những điều cần biết về hệ thống hiển thị công nghiệp nhé.
Hệ thống hiển thị công nghiệp là gì ?
Chắc hẳn vẫn chưa có nhiều người biết về khái niệm này. Được biết, trong một bộ máy vận hành sản xuất công nghiệp, có rất nhiều bộ phận và hệ thống phải làm việc cùng lúc. Các hệ thống phải làm việc liên tục để phục vụ cho việc sản xuất. Bất cứ một hệ thống hay máy móc nào trục trặc đều có thể làm ảnh hưởng và gián đoạn quá trình sản xuất. Chính vì vậy, tất cả các hệ thống hoạt động công nghiệp đều cần có khả năng hoạt động bền bỉ và liên tục.
Hệ thống hiển thị công nghiệp cũng vậy, đây là khái niệm để gọi tên hệ thống các thiết bị hiển thị phục vụ cho công nghiệp. Hệ thống này có chức năng theo dõi, giám sát tình hình làm việc, sản xuất của các hệ thống khác và phát hiện, cảnh báo mỗi khi dây chuyền và bộ máy sản xuất gặp vấn đề hoặc xảy ra lỗi.
Thông qua đó, con người không phải sử dụng sức quá nhiều để theo dõi cũng như việc giám sát và cảnh báo sẽ chính xác và nhanh chóng hơn. Thiết bị đóng vai trò chính trong hệ thống hiển thị công nghiệp đó là máy tính công nghiệp hay còn được gọi là IPC. Khác với những loại máy tính được biết đến rộng rãi như: PC, Laptop, máy tính để bàn, máy tính xách tay,… IPC là loại máy tính chuyên dụng được sử dụng trong sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng.
>> Khám phá : Máy tính hộp Advantech UBC-200
Phân loại IPC trong hệ thống hiển thị công nghiệp
Máy tính công nghiệp hiện nay thì khá đa dạng về chủng loại và có chức năng cũng như cách ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, dựa vào cấu tạo và chức năng, IPC được chia làm 2 loại như sau:
IPC màn hình cảm ứng

Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng là thiết bị với sự kết hợp của máy tính công nghiệp và một màn hình cảm ứng, thường được sử dụng để phục vụ trong những ngành công nghiệp tự động hóa hay sản xuất máy móc, thiết bị và ứng dụng trong các dịch vụ thông minh. Máy tính công nghiệp màn hình cảm ứng thường được thiết kế rất chắc chắn và cứng cáp. Người dùng sử dụng thiết bị này sẽ thao tác dễ dàng và nhanh chóng hơn giúp đem lại hiệu quả cao trong sản xuất và vận hành.
IPC không quạt
Đây là loại máy tính công nghiệp đã được loại bỏ hoàn toàn phần quạt. Điều này đã giúp cho sản phẩm có rất nhiều ưu điểm. Cấu hình của máy tính hầu hết là core i3/i5/i7 thế hệ mới nhất, có thể lưu trữ dữ liệu theo thời gian thực. Chính vì không có quạt nên loại IPC này hoàn toàn không phát ra tiếng ồn. Không những vậy, có thể làm việc bền bỉ liên tục 24/7 vô cùng ổn định, chịu được môi trường nhiệt độ từ -20°C đến 70°C, tản nhiệt trực tiếp để có thể làm việc trong môi trường khắc nghiệt.
Những lĩnh vực nào sử dụng máy tính công nghiệp ?

Có rất nhiều ngành công nghiệp cần sử dụng đến hệ thống hiển thị công nghiệp và cụ thể máy tính công nghiệp IPC. Tuy nhiên, mức độ cần thiết sử dụng đối với từng ngành công nghiệp là khác nhau. Thông thường, những ngành công nghiệp mới hiện nay sử dụng hệ thống hiển thị công nghiệp phổ biến hơn.
Điển hình như một số lĩnh vực sau đây: Các dịch vụ tự động, ngành sản xuất và công nghiệp tự động hóa, an ninh giám sát, đo lường, kiểm tra tự động hóa, những ngành khai thác tại địa hình và môi trường khắc nghiệt hay thậm chí là ngành quân sự hàng hải.
>> Khám phá : Các giải pháp màn hình cảm ứng công nghiệp
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản mà chúng tôi chia sẻ cho bạn đọc về hệ thống hiển thị công nghệ. Hy vọng những kiến thức trên giúp cho các bạn hình dung được và có thêm nhiều hiểu biết về lĩnh vực này. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về các sản phẩm và mua hàng, hãy tới Quyet Thang HTD Co., Ltd để được tư vấn và nhận những ưu đãi cực giá trị.