PLC-PAC-IPC

Khác biệt PLC-PAC-IPC về đặc tính kỹ thuật, khả năng điều khiển và giới hạn của từng thiết bị điều khiển là yếu tố tiên quyết cho việc lựa chọn đúng dạng thiết bị phù hợp với dây chuyền sản xuất. Để hiểu rõ hơn về 3 loại thiết bị điều khiển này hãy theo dõi bài viết sau nhé. 

Sự ra đời của PLC-PAC-IPC.

Cho tới cuối những năm 60 của thế kỷ 20, hầu hết các hệ thống điều khiển đều sử dụng các Rơ-le giúp thực hiện các chức năng điều khiển rời rạc, với cơ chế điều khiển theo vòng lặp analog theo trong các vòng mạch độc lập. Những hệ thống điều khiển này có thiết kế cồng kềnh, độ ổn định không cao, dễ xảy ra sự cố. 

Đến năm 1970 Bộ điều khiển logic lập trình( PLC) được phát minh, điều này đã tạo một bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển của những hệ thống điều khiển và hệ thống tự động hóa. 

Sau những năm 1980, các hệ thống PAC và IPC được phát triển thêm dựa trên tính năng cốt lõi của PLC. PAC và IPC đã phát triển và bổ sung thêm nhiều tính năng mới với nhiều khác biệt giúp quá trình điều khiển trở nên thông minh hơn.

Điểm khác biệt giữa PLC-PAC-IPC.

PLC – Bộ điều khiển logic.

PLC được biết đến là bộ điều khiển logic có hiệu năng xử lý cao, hệ thống điều khiển này được ứng dụng chủ yếu trong những dây chuyền sản xuất các thiết bị đóng gói, các loại hạt, hệ thống băng chuyền cấp phôi và một số dây chuyền nhỏ khác.

Hệ thống điều khiển logic thường được sử dụng cùng với các máy tính hoặc màn hình giao diện HMI để quan sát và hiển thị các thông báo trong quá trình vận hành. Ngoài ra hệ thống điều khiển này còn có thể sử dụng cùng hệ thống máy tính kiểm soát và lập trình. 

pac-x86
PLC-PAC-IPC với PAC x86

PLC có khả năng điều khiển linh hoạt với tốc độ đều rất cao, với khả năng tính toán logic cực kỳ linh hoạt. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất cũng chế tạo nhiều module có tính năng đặc biệt được sử dụng cùng PLC như module điều khiển, kiểm soát tốc độ, module điều khiển chuyển động, module mạng, module điều khiển mạng lưới…

Tuy nhiên hệ thống điều khiển logic PLC vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định về giới hạn về số lượng đầu I/O (ra vào) điều khiển, sai số do số lệnh logic có thực hiện tương đối nhỏ nhưng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của một số ngành công nghiệp hiện đại.

PAC – Bộ điều khiển tự động hóa.

Khác biệt PLC-PAC-IPC/ PAC

Đối với những quá trình điều khiển công nghiệp phức tạp, yêu cầu hệ thống điều khiển với độ chính xác cao cùng khả năng xử lý tốt các tác vụ đa dạng. Với những yêu cầu cao như vậy một hệ thống điều khiển PLC sẽ không thể đáp ứng được. Vì lí do đó mà hệ thống điều khiển tự động hóa PAC được ra đời. 

PAC mang đầy đủ những ưu việt của PLC và tích hợp thêm những chức năng riêng biệt. 

  • Bộ điều khiển tự động hóa này có khả năng điều khiển phân tán lớn như một dây chuyền đóng gói sản phẩm phân tán vậy. 
  • Trong PAC được tích hợp sẵn nhiều tập lệnh điều khiển nâng cao như  lệnh điều khiển nâng cao như: điều khiển trình tự, điều khiển quá trình, điều khiển mẻ và điều khiển thiết bị. Có những bộ điều khiển PAC được thiết kế đặc biệt cho những dây chuyền đòi hỏi độ chính xác cao như: hạt nhân, hoàn thiện các thiết bị thông minh.
  •  PAC sở hữu những tập lệnh nâng cao và thư viện HMI phong phú, có khả năng lưu trữ và thu thập thông tin rất mạnh.

PAC có thể được sử dụng cùng với SCADA( phần mềm giám sát) để thu thập và quản lý dữ liệu.

IPC – Máy tính công nghiệp. 

PLC-PAC-IPC/ IPC-Advantech

Máy tính công nghiệp được phát triển vào những năm 90 của thế kỷ 20 và được hoàn thiện dần dần ở những năm sau đó. Những cải tiến về công nghệ, bo mạch và khả năng hoạt động đã tạo ra một máy tính công nghiệp IPC đúng nghĩa với khả năng xử lý vận hành ổn định và linh hoạt.

IPC được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp có khả năng hoạt động bền bỉ trong nhiều môi trường khác nhau, phù hợp với mọi loại hình nhà xưởng. 

IPC thực chất là một hệ thống điều khiển được thiết kế dựa trên nền tảng PV nên có khả năng xử lý vô cùng linh hoạt dựa trên hệ thống quản lý và điều khiển có thể thay đổi. 

Bộ điều khiển máy tính công nghiệp có thể chạy được cả ứng dụng HMI và chương trình điều khiển trên cùng một máy tính vì thế sẽ giúp tiết kiệm đáng kể về mặt chi phí.

PLC-PAC-IPC là ba hệ thống điều khiển phổ biến nhất hiện nay, mỗi hệ thống điều khiển có những ưu và nhược điểm riêng vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn hệ thống điều khiển cho phù hợp với dây chuyền của mình. 

Bài viết đã cung cấp các thông tin về sự khác biệt PLC-PAC-IPC, ưu và nhược điểm các loại này. Hãy liên hệ với chúng tôi Quyet Thang HTD Co., Ltd làm việc 24/7 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc một cách nhanh nhất.