PLC-avarta

Nếu ví hệ thống tự động hóa như một cơ thể số thì Programmable Logic Controller (PLC) được coi là bộ não của cơ thể đó. PLC được đánh giá là thiết bị tối quan trọng trong quy trình xây dựng và vận hành hệ thống tự động hóa. Vậy cụ thể PLC là gì và vai trò của thiết bị này trong hệ thống tự động hóa là như thế nào.

Programmable Logic Controller (PLC) là gì?

Programmable Logic Controller hay còn được gọi là bộ điều khiển lập trình là một thiết bị được lập trình cho phép thực hiện các thuật toán logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. 

PLC là gì?

Hiểu một cách đơn giản là một máy tính công nghiệp được sử dụng độc lập để cài đặt, điều chỉnh những thông số của hệ thống, thiết bị tự động hóa thông qua các thuật toán và các đầu cảm biến. 

Một ví dụ đơn giản về PLC được sử dụng trong hệ thống phòng cháy chữa cháy, thông qua hệ thống các thiết bị cảm biến nhiệt độ và cảm biến khói từ đó đưa ra tín hiệu phản hồi cảnh báo cháy và trực tiếp phun nước dập lửa.

Cấu tạo của Programmable Logic Controller

Các bộ phận chính gồm: mô đun đầu vào, các mô đun đầu ra và CPU.

  • Mô-đun đầu vào: Là bộ phận tiếp nhận thông tin từ các đầu cảm biến kỹ thuật số sau đó sẽ tự động chuyển đổi thành những tín hiệu logic đưa đến CPU để chờ xử lý.
Thông số kỹ thuật-PLC
  • CPU (bộ phận xử lý trung tâm): Đây là bộ não của thiết bị CPU là nơi sẽ đọc, kiểm tra các tín hiệu được đưa vào, sau đó sẽ đưa ra quyết định và thực hiện các hướng dẫn điều khiển dựa trên chương trình và bộ nhớ đã được cài đặt sẵn.
  • Mô-đun đầu ra: Các mô-đun đầu ra là bộ phận tiếp nhận các tín hiệu logic phản hồi từ CPU sau đó giải mã những tín hiệu này và chuyển đổi chúng thành các hướng dẫn được sử dụng để điều khiển các thiết bị đầu ra phản ứng khác.

Ngoài ra một thiết bị Programmable Logic Controller hoàn chỉnh còn gồm những thiết bị phụ trợ như: thiết bị điều khiển lập trình, thiết bị hiển thị thông số lập trình, bộ nhớ trong, hệ thống các dây dẫn truyền dữ liệu….

=> Xem thêm : Sự Khác Nhau giữa PLC-PAC-IPC

Phân loại Programmable Logic Controller

PLC  là một thiết bị máy tính công nghiệp, nên được thiết kế với rất nhiều chủng loại khác nhau, mỗi loại PLC sẽ phù hợp với những quy mô nhà xưởng tương ứng.

  • PLC quy mô nhỏ: Là những PLC nhỏ gọn được thiết kế liền với những thiết bị cần điều khiển. Các PLC này chỉ được trang bị từ một đến hai mô-đun và sử dụng danh sách hướng dẫn logic hoặc Relay Ladder làm ngôn ngữ lập trình, dạng PLC nhỏ này được sử dụng để thay thế cho các công tắc hoặc những thiết bị điều khiển bằng tay.
  • PLC cỡ trung bình: Các PLC này chủ yếu được sử dụng trong các nhà máy công nghiệp có quy mô nhỏ. PLC cỡ trung bình cho phép nhiều mô-đun được gắn trên bảng nối đa năng của hệ thống. 
  • PLC quy mô lớn: là những PLC có kích thước lớn hơn với nhiều modem được sử dụng cùng lúc cho chức năng kiểm soát quá trình phức tạp được tùy chỉnh theo yêu cầu. Các PLC này có khả năng kết nối bổ sung thêm mô đun I/O tương đối linh hoạt nên được sử nhiều trong các nhà máy, hệ thống điều khiển tự động có quy mô nhỏ và vừa.
  • Các PLC quy mô cực lớn: Thường được sử dụng trong các nhà máy lớn, với chức năng kiểm soát, thu thập dữ liệu, và khả năng điều khiển phân tán cực tốt. 

Vai trò và sự phát triển của Programmable Logic Controller trong tương lai. 

Vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tự động hóa nói riêng và trong hệ thống nhà máy thông minh nói chung. Đây là bộ phận giúp xử lý, thu thập thông tin từ các bộ phận cảm biến trên dây chuyền, từ đó đưa ra những chỉ dẫn thực hiện cho hệ thống các cánh tay robot, hệ thống băng chuyền. 

Đi cùng với sự phát triển của hệ thống tự động hóa trong ngành công nghiệp, Programmable Logic Controller cũng liên tục phát triển để theo kịp nhu cầu của con người. 

Hiện nay, các nhà sản xuất và nghiên cứu Programmable Logic Controller đang nghiên cứu và cải thiện nhiều hơn về tính linh hoạt, khả năng mở rộng dung lượng bộ nhớ, khả năng kết nối mô đun đa dạng hơn. Đi cùng với đó là nghiên cứu thu nhỏ kích thước của các thiết bị này, và các tính năng không dây tích hợp. 

Đặc biệt, những mẫu Programmable Logic Controller hiện nay còn được tích hợp với công nghệ USB có thể giúp người dùng điều khiển, lập trình và giám sát hoạt động của các thiết bị trực tuyến. 

Không chỉ vậy, với công nghệ PLC mới nhất còn giúp giám sát và kiểm soát các ứng dụng máy chủ với nhiều thiết bị phân tán. PLC hiện nay còn có khả năng cung cấp những dự đoán, thực hiện đánh giá tổng thể thiết bị để đưa ra những giải pháp bảo trì và sử dụng phù hợp.